Tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN NỘP ĐƠN:
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
4. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
NHỮNG NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ NỘP ĐƠN
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
HỒ SƠ YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
I. Đối với người nộp đơn là chủ nợ (Quy định tại Điều 26 Luật phá sản năm 2014):
+ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Khoản nợ đến hạn.
+ Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
+ Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
II. Đối với người nộp đơn là người lao động, đại diện công đoàn (Quy định tại Điều 27 Luật phá sản 2014):
+ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.
+ Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.
+ Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
+ Kể từ ngày nộp đơn, người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ theo quy định của Luật phá sản.
III. Đối với người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (Quy định tại Điều 28 Luật phá sản 2014):
+ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
b) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
c) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
đ) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
+ Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
IV. Đối với người nộp đơn là cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã (Quy định tại Điều 29 Luật phá sản 2014):
+ Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Luật phá sản 2014 phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có đầy đủ các nội dung và gửi kèm các tài liệu (nếu có) theo quy định tại mục III.
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TẠI TÒA ÁN
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. (Điều 31 Luật phá sản 2014)
– Thẩm phán được phân công xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Trả lại đơn hoặc chuyển cho Tòa án có thẩm quyền hoặc Thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn). (Điều 32 Luật phá sản 2014)
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. (Điều 37 Luật phá sản 2014)
– Nếu xác định đơn phá sản hợp lệ và không có yêu cầu thời hạn thương lượng, Tòa án dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. (Điều 38 Luật phá sản 2014)
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, như sau:
a) Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
b) Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án mở tại ngân hàng.
Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Tòa án thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản. (Điều 40 Luật phá sản 2014)
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và bị cấm thực hiện các hoạt động tại Điều 48 Luật phá sản 2014.
Bước 3: Ra Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
– Thông báo, đăng tin quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong 3 ngày kể từ ngày có Quyết định. (Điều 43 Luật phá sản 2014)
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. (Điều 44 Luật phá sản 2014)
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. (Điều 45 Luật phá sản 2014)
– Xác định các nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ, lập danh sách người mắc nợ, áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản theo quy định.
– Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ. (Điều 67, 68 Luật phá sản 2014). Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ: 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết.
Bước 4: Hội nghị chủ nợ và Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
– Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản (Trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ) hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ (Trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ), trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật phá sản.
+ Trường hợp Hội nghị chủ nợ không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 Luật phá sản thì hoãn Hội nghị chủ nợ;
+ Căn cứ vào kết quả của phiên họp Hội nghị chủ nợ thì Tòa án tiến hành các bước sau:
1. Tòa án ra Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán;
2. Tòa án ra thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
3. Tòa án ra Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản khi:
– Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ mà vẫn không đủ điều kiện hợp lệ quy định tại Điều 79 Luật phá sản;
– Trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật phá sản;
– Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 7 Điều 91 Luật phá sản;
– Nghị quyết của Hội Nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 Luật phá sản;
– Phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã không hoàn thành theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 95 Luật phá sản.
* Thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ.
Bước 5: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
+ Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản được quy định tại Điều 120 Luật phá sản 2014.
+ Theo văn bản yêu cầu của Chấp hành viên thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.
+ Phân chia tiền thu được từ việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TẠI TÒA ÁN
so_do_quy_trinh_pha_san
THỨ TỰ PHÂN CHIA TÀI SẢN
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ SAU KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật Phá Sản 2014 thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ BỊ CẤM SAU KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật Phá Sản 2014;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ;
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Giao dịch quy định tại khoản 1 là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật Phá Sản 2014.
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ & QUẢN LÝ TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
VP: 84/74 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3991 6831 - Hotline: 0919776599 - 0917901887
Zalo: 0919 776 599 - 0917 901 887
Email: congtytruongthuanduc@gmail.com
Website: tuvantruongthuanduc.vn

Tags: thanh lap doanh nghiep, thanh lap cong ty, thay doi giay phep kinh doanh, thay doi dai dien phap luat, thay doi dia chi, thay doi ten cong ty, thay doi nganh nghe kinh doanh, dich vu giai the, chuyen doi loai hinh, sang nhuong cong ty, dich vu ke toan, dang ky nhan hieu, dang ky logo, dang ky ma vach, dang ky bhxh, dang ky lao dong, hoa don dien tu, dang ky kinh doanh

Ý kiến của bạn

Dịch vụ khác có thể bạn quan tâm