Bản cam kết an toàn thực phẩm chính là văn bản có giá trị tương đương với giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng minh cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm đã thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm và cam kết sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật khi có sai phạm.
Việc đề ra những tiêu chuẩn riêng về an toàn thực phẩm có mục đích cao nhất vẫn là để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Vì vậy, những cơ sở không thuộc diện phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn phải làm bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiến hành kinh doanh.
Giấy cam kết an toàn thực phẩm cũng là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ giúp đề phòng và kiểm soát những rủi ro trong công tác an toàn thực phẩm.
Theo quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm thuộc bộ nông nghiệp và bộ công thương nhưng không nằm trong diện cấp giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được phân loại trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục ký cam kết an toàn thực phẩm trước khi hoạt động:
★ Cơ sở kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn (như đồ hộp, nước đóng chai…)
★ Cơ sở nhỏ lẻ (là các cơ sở ở quy mô hộ gia đình, cá nhân gọi tắt là hộ kinh doanh) hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: (thịt, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây, cà phê, ca cao, chè, gia vị, ngũ cốc, gạo)
★ Cơ sở nhỏ lẻ (là các cơ sở ở quy mô hộ gia đình, cá nhân gọi tắt là hộ kinh doanh) hoạt động ngành nghề sản xuất (sơ chế, chế biến, đóng gói) thực phẩm thuộc bộ công thương (bánh, mứt, kẹo, bột, tinh bột, dầu thực vật, sữa chế biến, nước giải khát, rượu, bia)
Sau khi cơ sở xác định mình thuộc 1 trong các trường hợp phải ký cam kết an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:
★ Trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng theo quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
★ Chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và được chứng minh bằng giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở cũng phải được khám sức khỏe và được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
★ Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm về yêu cầu về sức khỏe như không bị mắc các bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da, lao phổi, nhiễm trùng…;
★ Cơ sở kinh doanh phải có quy trình thực hiện việc thu gom, xử lý chất thải;
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp 1 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh.
★ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hoàn thiện hồ sơ và nộp lại.
★ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh ghi phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho cơ sở, sau đó chuyển hồ sơ cho bộ phận thụ lý giải quyết.
Bước 2: Thụ lý, giải quyết hồ sơ
Việc thụ lý, giải quyết hồ sơ xin ký cam kết an toàn thực phẩm thường được triển khai như sau:
★ Nếu hồ sơ hợp lệ, bộ phận thụ lý tiếp nhận hồ sơ và trình lãnh đạo ký bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở.
★ Nếu hồ sơ không hợp lệ, bộ phận thụ lý hồ sơ ra thông báo bằng văn bản yêu cầu cơ sở sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại trong thời gian quy định.
Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc.
Bước 3: Trả kết quả
Đối với hồ sơ hợp lệ, Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm căn cứ thời gian trên giấy hẹn đến lấy kết quả tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh.
Lưu ý:
★ Cơ quan quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm trong quá trình cơ sở hoạt động vì bản chất của giấy cam kết an toàn thực phẩm là cơ sở tự cam kết và tự chịu trách nhiệm các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.
★ Bản cam kết an toàn thực phẩm của cơ sở có thời hạn 3 năm tương tự Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do đó, 6 tháng trước thời điểm bản cam kết hết bạn, chủ cơ sở kinh doanh cần làm thủ tục để xin cấp lại.
Quy trình tư vấn và xin giấy cam kết an toàn thực phẩm tại TRƯỜNG THUẬN ĐỨC như sau:
★ Khảo sát cơ sở, giấy tờ hiện có và thông tin liên quan của doanh nghiệp.
★ Tư vấn cho cơ sở nắm các điều kiện cơ sở vật chất, con người, nguồn gốc thực phẩm để cơ sở hoạt động theo đúng quy định về luật an toàn thực phẩm.
★ Thực hiện ký kết hợp đồng dịch vụ theo thỏa thuận giữa khách hàng và TRƯỜNG THUẬN ĐỨC.
★ Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước và trình khách hàng ký tận nơi.
★ Thay mặt cơ sở, nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
★ Nhận kết bản cam kết đảm bảo ATTP và bàn giao cho khách hàng đúng hạn.
Với quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, điều khoản hợp đồng dịch vụ rõ ràng, minh bạch, báo giá trọn gói - cam kết không phát sinh. Tư vấn Trường Thuận Đức luôn mang đến cho Bạn những thông tin chính xác và sẽ giúp Bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy gọi cho Chúng tôi nếu vẫn còn thắc mắc về các thủ tục, quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xin Bản cam kết an toàn thực phẩm.
Rất hân hạnh phục vụ Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn trực tiếp