THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Về góc độ kinh tế: Thành lập là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹ thuật… để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Về góc độ pháp lý: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh; và việc thành lập doanh nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật trên cơ sở thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định để được công nhận. Thành lập doanh nghiệp là việc đăng ký xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp, xác lập tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh dưới sự bảo hộ bởi pháp luật của Nhà nước nói chung.
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN HIỆN NAY LÀ NHỮNG LOẠI HÌNH NÀO?
Hiện nay tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến cụ thể như sau:
1. Loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn: Loại hình doanh nghiệp này gồm có 2 mô hình là công ty TNHH Một thành viên và công ty TNHH Hai thành viên:
2. Loại hình doanh nghiệp công ty Cổ phần
3. Loại hình doanh nghiệp công ty Hợp Danh
4. Loại hình doanh nghiệp tư nhân
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp tất yếu phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, thành viên/cổ đông góp vốn…, cụ thể:
+ Trường hợp chỉ có 1 thành viên góp vồn thì bắt buộc phải chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Doanh nghiệp tư nhân
+ Trường hợp có 2 thành viên góp vốn thì loại hình doanh nghiệp nên chọn là Công ty TNHH hai thành viên, Công ty Hợp danh
+ Trường hợp có trên 2 thành góp vốn thì có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH Hai thành viên hoặc công ty cổ phần
* Lưu ý: Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH hay Công ty cổ phần còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty (Ví dụ: Thông thường các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp dịch vụ hay lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH, Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty Cổ phần).
AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN THÀNH LẬP CÔNG TY, DOANH NGHIỆP?
Theo quy đinh tại khoản 1, Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2014; Và Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ - CP ban hành ngày 01/10/2010 kèm theo hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
" 1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp."
" 2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần."
" 3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư."
"4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây:
ĐỂ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THÌ CẦN HỒ SƠ THỦ TỤC GÌ?
Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp dự định thành lập cần chuẩn bị các loại hồ sơ khác nhau. Sau đây là hồ sơ thành lập doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, cụ thể:
1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Hồ sơ thành lập công ty Một thành viên, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
+ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp chủ sở hữu là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
3. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty Hai thành viên, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
+ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
4. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
* Lưu ý: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần đảm bảo thể hiện rõ các nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.
- Thông tin đăng ký thuế.
- Số lượng lao động.
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
5. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Nếu bạn đang gặp những khó khăn về việc thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Công ty Trường Thuận Đức - Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam. Là đơn vị đi đầu trong việc chuyên môn hóa các dịch vụ dành cho doanh nghiệp bao gồm tư vấn và hỗ trợ các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp mới thành lập và sau khi thành lập, Công ty Trường Thuận Đức sẽ thay mặt bạn thực hiện tất cả các công việc pháp lý cần thiết để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp, cũng như hỗ trợ tư vấn cặn kẽ về những vấn đề liên quan bao gồm: tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp; tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành doanh nghiệp; tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh...
QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
Bước 1: Tư vấn và tiếp nhận thông tin thành lập doanh nghiệp
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
Bước 3: Gửi hồ sơ cho khách hàng ký
Bước 4: Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục theo quy định
Bước 5: Bàn giao bản chính giấy phép và con dấu
Bước 6: Thực hiện các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Bước 7: Lưu hồ sơ
QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP
- Giấy tờ tùy thân (bản chính hoặc sao y chứng thực)
- Các thông tin về doanh nghiệp: tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ…
Bảng giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp TRỌN GÓI
Tư vấn Trường Thuận Đức luôn mang đến cho Bạn những thông tin chính xác và sẽ giúp Bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy gọi cho Chúng tôi nếu vẫn còn thắc mắc về các thủ tục, quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi thành lập Công Ty.
Rất hân hạnh phục vụ Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn trực tiếp