Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Đăng ký nhãn hiệu là một quá trình quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các yếu tố nhận diện thương hiệu như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc thậm chí cả âm thanh hay màu sắc đặc trưng. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, bảo vệ nhãn hiệu trở thành yếu tố cốt lõi đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp. Nhãn hiệu không chỉ giúp phân biệt sản phẩm hay dịch vụ với đối thủ mà còn xây dựng lòng tin và uy tín với khách hàng. Đây là tài sản vô hình quý giá giúp khẳng định sự độc đáo và bảo vệ sản phẩm khỏi hàng giả, hàng nhái. Đăng ký nhãn hiệu cho phép doanh nghiệp có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, ngăn ngừa hành vi vi phạm và sao chép từ các đối thủ. Do đó, việc hiểu rõ điều kiện, thủ tục và hồ sơ cần thiết cho việc đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu là rất cần thiết cho các doanh nghiệp.

nhan hieu | đang ky nhan hieu | dich vu dang ky nhan hieu

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ LOGO – NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

ĐĂNG KÝ LOGO – NHẴN HIỆU ĐỘC QUYỀN

THỜI GIAN LÀM VIỆC

PHÍ DỊCH VỤ

LỆ PHÍ NHÀ NƯỚC

- Tư vấn, kiểm tra Logo – nhãn hiệu

- Lập Hồ sơ đăng ký bảo hộ

- Đăng ký bảo hộ độc quyền

3 Ngày làm việc 2.000.000 VNĐ 1.000.000 VNĐ

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA CỦA TRƯỜNG THUẬN ĐỨC

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Trường Thuận Đức không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ thủ tục hành chính, mà còn là sự đồng hành tận tâm, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi và sự an tâm tuyệt đối cho Quý khách hàng trong suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây là các thủ tục pháp lý quan trọng mà Trường Thuận Đức sẽ thay mặt Quý khách hàng thực hiện:

Tra cứu và đánh giá nhãn hiệu: Trước khi nộp đơn, Trường Thuận Đức sẽ tiến hành kiểm tra tính khả dụng của nhãn hiệu một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng, bao gồm việc đối chiếu với các nhãn hiệu đã được bảo hộ, đánh giá tính mới, tính khác biệt và khả năng gây nhầm lẫn, đảm bảo nhãn hiệu của Quý khách hàng đáp ứng các tiêu chí bảo hộ theo quy định, giảm thiểu rủi ro bị từ chối.

Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký: Soạn thảo toàn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, logo một cách tỉ mỉ, chính xác và đầy đủ, tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ.

Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ: Trường Thuận Đức sẽ thay mặt Quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, theo dõi sát sao tiến trình xử lý và chủ động giải quyết mọi vấn đề phát sinh, đảm bảo quy trình đăng ký diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Nhận và Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, Trường Thuận Đức sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao lại cho Quý khách hàng.

Tư vấn và hỗ trợ sau khi đăng ký: Trường Thuận Đức sẽ chủ động theo dõi thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu và thông báo kịp thời cho Quý khách hàng khi thời hạn sắp hết. Điều này giúp Khách hàng tránh được những rủi ro về mất quyền bảo hộ nhãn hiệu, đảm bảo quyền lợi của Quý khách hàng luôn được bảo vệ liên tục và không bị gián đoạn.

HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói của Trường Thuận Đức, Quý khách hàng cần cung cấp các hồ sơ và thông tin sau:

STT Thông tin và tài liệu
1 File mềm Logo, nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ
2 Bản scan giấy phép kinh doanh (đối với hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp)
3 Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu (đối với cá nhân)
4 Tên hàng hoá, dịch vụ mà nhãn hiệu sẽ được đăng ký bảo hộ

ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÃN HIỆU ĐƯỢC CẤP BẰNG BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN

Để một nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ độc quyền, nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện sau theo quy định của pháp luật:

Dấu hiệu nhìn thấy được: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Khả năng phân biệt: Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác.

Không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn: Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ hoặc có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực của nhãn hiệu đã đăng ký.

Không thuộc các trường hợp bị cấm đăng ký bảo hộ: Nhãn hiệu không được thuộc vào các trường hợp bị cấm bảo hộ theo quy định pháp luật, bao gồm:

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế.

Dấu hiệu vi phạm đạo đức xã hội, trật tự công cộng, hoặc trái với thuần phong mỹ tục.

Dấu hiệu làm hiểu nhầm, gây nhầm lẫn về nguồn gốc, tính năng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa/dịch vụ.

Dấu hiệu tương tự hoặc trùng với các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Dấu hiệu vi phạm quyền tác giả, chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

Không trùng với nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng của người khác, ngay cả khi nhãn hiệu đó không được bảo hộ hoặc đã hết hạn bảo hộ tại Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Không thuộc đối tượng loại trừ bảo hộ: Nhãn hiệu không thuộc các đối tượng bị loại trừ bảo hộ theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như dấu hiệu chỉ gồm các hình đơn giản, các con số thông thường, tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ, dấu hiệu mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc các dấu hiệu thiếu khả năng phân biệt.

dang ky nhan hieu doc quyen | dang ky nhan hieu hang hoa | dang ky logo | nhan hieu | logo | dich vu dang ky nhan hieu

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ LOGO – NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp hoặc cá nhân đối với nhãn hiệu của mình, đây cũng là khâu quan trọng trong việc phát triển nhãn hiệu trong tương lai. Dưới đây là quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

• Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.

• Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ:

Một nhãn hiệu cần phải được gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể trong quá trình đăng ký, đây sẽ là cơ sở để phân định quyền, phân nhóm và tính phí đăng ký nhãn hiệu. Khi đăng ký nhãn hiệu, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần chỉ định rõ ràng các nhóm hàng hóa và dịch vụ mà nhãn hiệu sẽ được áp dụng. Nhóm hàng hóa, dịch vụ được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice, hiện có 45 nhóm (Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ nhóm 35 – 45 là nhóm dịch vụ).

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ để phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu rộng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ làm tăng chi phí đăng ký. Mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ bổ sung đều yêu cầu nộp thêm lệ phí. Do đó, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn những nhóm hàng hóa, dịch vụ phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh và nhu cầu bảo hộ của mình.

Một số ví dụ về lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ:

Cửa hàng cà phê:

Nhãn hiệu: "Cà phê Sáng"

Sản phẩm/dịch vụ: Cà phê, trà, bánh ngọt, đồ uống khác (Nhóm 30, 32, 43)

Công ty thiết kế website:

Nhãn hiệu: "Thiết Kế Web Sáng Tạo"

Dịch vụ: Thiết kế website, phát triển ứng dụng web (Nhóm 42)

Thương hiệu thời trang:

Nhãn hiệu: "Thời trang Xanh"

Sản phẩm: Quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang (Nhóm 25)

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu trước khi thực hiện đăng ký bảo hộ

Việc tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó, tránh việc mất thời gian đăng ký, chờ đợi mà lại bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ). Khi doanh nghiệp đã đánh giá được mức độ độc đáo và khả năng phân biệt của nhãn hiệu dự định đăng ký thông qua việc so sánh với các nhãn hiệu khác, hồ sơ đăng ký sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ và nộp Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Sau khi tra cứu nhãn hiệu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng cần nhanh chóng nộp đơn và nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để có ngày ưu tiên sớm nhất.

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng.

Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu theo trình tự sau:

Thẩm định hình thức

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

• Trường hợp đơn hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định về việc chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công báo sở hữu công nghiệp.

• Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra công văn dự định từ chối đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn sửa đổi hoặc bổ sung thông tin thiếu. Chủ đơn cần sửa chữa các thiếu sót trong nội dung công văn và tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai. Trong thời gian 2 tháng tính từ ngày ký công văn, Nếu Chủ đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chính thức từ chối chấp nhận đơn và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn, đồng thời tốn kém thêm chi phí để nộp lại hồ sơ đăng ký mới.

Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Mục đích công bố đơn: Nhằm thông báo rộng rãi cho cá nhân tổ chức khác biết đơn đã được Công bố, nếu có khởi kiện hoặc ý kiến phản đối đơn thì liên hệ với Cục sở hữu trí tuệ để làm thủ tục phản đối Cấp trong thời gian này.

Thẩm định nội dung:

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn).

Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.

•Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện: CSHTT ra Thông báo về việc dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu và nộp phí, lệ phí. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo này, Nếu Chủ đơn không thực hiện nộp các khoản phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

• Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện: CSHTT ra Thông báo dự định từ chối nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu và đưa các lý do, căn cứ từ chối. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình. Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ vẫn từ chối lý do phúc đáp, chủ đơn có thể lựa chọn thủ tục khiếu nại quyết định từ chối. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo này, Nếu Chủ đơn không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

nhan hieu | đang ky nhan hieu | dich vu dang ky nhan hieu

THỜI HẠN BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận nhãn hiệu) do Cục Sở hữu trí tuệ cấp có thời hạn sử dụng là 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Ngày nộp đơn này cũng được coi là ngày ưu tiên của nhãn hiệu. Sau khi hết thời hạn 10 năm, chủ Văn bằng bảo hộ có thể gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ, miễn là nộp lệ phí gia hạn và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Để gia hạn bảo hộ, Chủ văn bằng bảo hộ phải nộp đơn yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực nhưng không được quá 5 năm kể từ ngày văn bằng hết hiệu lực. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.

nhan hieu | đang ky nhan hieu | dich vu dang ky nhan hieu

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU SẼ ĐƯỢC LỢI GÌ?

Đăng ký nhãn hiệu không chỉ là một thủ tục pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Việc này mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:

Đảm bảo quyền sở hữu độc quyền

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp xác lập quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu. Điều này nghĩa là chỉ có cá nhân hoặc tổ chức đã đăng ký mới được quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Quyền sở hữu độc quyền này ngăn chặn những người khác sao chép, sử dụng hoặc mạo danh nhãn hiệu của bạn một cách trái phép.

Bảo vệ nhãn hiệu khỏi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác

Khi bạn đăng ký nhãn hiệu đồng nghĩa với bạn sẽ có cơ sở pháp lý để bảo hộ. Nếu có bất kỳ ai, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác bạn sử dụng nhãn hiệu y hệt hay tương tự cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Họ sẽ chịu sự trừng phạt của Pháp luật. Cụ thể:

Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính, sử dụng ngay các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm này bằng cách đình chỉ sản xuất, ngừng phân phối, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa nhái, … và xử phạt hành chính.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị sử dụng nhãn hiệu.

Tăng khả năng cạnh tranh

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc sở hữu một nhãn hiệu độc quyền giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế riêng biệt, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt sản phẩm của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ, doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mà không phải lo lắng về các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh lớn trong môi trường kinh doanh.

Nâng cao giá trị sản phẩm

Nhãn hiệu đã đăng ký là một lời cam kết về uy tín, chất lượng và giá trị mà doanh nghiệp mang lại, giúp khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm. Khi người tiêu dùng quen thuộc với một nhãn hiệu và có trải nghiệm tốt với sản phẩm/dịch vụ đó, họ có xu hướng quay lại sử dụng và giới thiệu cho người khác.

Đòn bẩy quan trọng trong hoạt động kinh doanh và marketing

Nhãn hiệu không đơn thuần chỉ là một biểu tượng trực quan mà nó còn là đại diện cho linh hồn, bản sắc và giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, hợp tác và mở rộng thị trường. Ngoài ra, Một nhãn hiệu đã được bảo hộ giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong các hoạt động quảng cáo và marketing. Nhãn hiệu được bảo vệ đảm bảo rằng những nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu sẽ không bị xâm phạm, giúp tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch truyền thông.

Tư vấn Trường Thuận Đức luôn mang đến cho Bạn những thông tin chính xác và sẽ giúp Bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn đừng do dự nếu như Bạn đã toàn ý cho công việc của Bạn, Hãy gọi cho Chúng tôi nếu vẫn còn thắc mắc về các thủ tục, quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đăng ký.

Rất hân hạnh phục vụ Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn trực tiếp

CÔNG TY TƯ VẤN TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
VP: 84/74 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3991 6831 - Hotline: 0919776599 - 0917901887
Zalo: 0919 776 599 - 0917 901 887
Email: congtytruongthuanduc@gmail.com
Website: tuvantruongthuanduc.vn

Tags: thanh lap doanh nghiep, thanh lap cong ty, thay doi giay phep kinh doanh, thay doi dai dien phap luat, thay doi dia chi, thay doi ten cong ty, thay doi nganh nghe kinh doanh, dich vu giai the, chuyen doi loai hinh, sang nhuong cong ty, dich vu ke toan, dang ky nhan hieu, dang ky an toan thuc pham, dang ky ma vach, dang ky bhxh, hoa don dien tu, dang ky kinh doanh

Ý kiến của bạn
DMCA.com Protection Status
Thông tin thanh toán | Chính sách bảo mật thông tin | Chính sách hủy dịch vụ và hoàn tiền | Hồ sơ năng lực |