Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu lại doanh nghiệp mà không phải hoàn toàn chấm dứt hoạt động. Nói cách khác, công ty đó sẽ hoạt động dưới dạng một loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp không được tự ý chuyển đổi mà phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp mới có quyền được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nhưng vẫn kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ (khoản ngân), gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
1. Chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH từ hai thành viên trở lên và ngược lại.
2. Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang thành lập công ty một thành viên.
3. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần.
5. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH
6. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành Công ty cổ phần
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn; (Trường hợp công ty TNHH có ít hơn ba thành viên)
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
a) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;
b) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
a) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
a) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
- Doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp sở hữu sẽ phải khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế gửi đến cơ quan quản lý có thẩm quyền đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế;
+ Báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế;
- Thời hạn đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ quyết toán thuế khi chuyển đổi doanh nghiệp chậm nhất vào ngày thứ 45, tính từ ngày có quyết định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Lưu ý một số trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ không phải khai quyết toán thuế. Cụ thể:
+ Công ty TNHH chuyển đổi thành Công ty Cổ phần hoặc ngược lại. Với trường hợp này, Công ty sẽ phải kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị mình trước chuyển đổi;
+ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Trường hợp này, công ty phải tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị mình trước chuyển đổi;
- Ngoài ra, các doanh nghiệp có kỳ tính thuế cuối năm ít hơn 3 tháng sẽ được phép cộng với kỳ tính thuế năm trước đó, chỉ cần đảm bảo không quá 15 tháng.
-Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải lưu tâm tới vấn đề sử dụng hóa đơn để đảm bảo tính hợp pháp hóa đơn khi sử dụng.
- Trường hợp doanh nghiệp đã chuyển đổi có thay đổi tên công ty hoặc địa chỉ, còn hóa đơn và muốn tiếp tục sử dụng thì phải tuân thủ quy định dưới đây:
+ Gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn.
+ Đóng dấu tên hoặc địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ cũ đã in để tiếp tục sử dụng.
- Trường hợp doanh nghiệp đã chuyển đổi có thay đổi tên công ty hoặc địa chỉ, còn hóa đơn và không muốn dùng hóa đơn cũ thì có thể chuyển sang sử dụng hóa đơn mới và tiến hành thủ tục như sau:
+ Hủy số hóa đơn cũ chưa sử dụng.
+ Làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn cho hóa đơn mới.
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mới đồng thời thay đổi tên công ty và địa chỉ thì con dấu pháp nhân của doanh nghiệp cũng bắt buộc phải thay đổi.
Tư vấn Trường Thuận Đức luôn mang đến cho Bạn những thông tin chính xác và sẽ giúp Bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn đừng do dự nếu như Bạn đã toàn ý cho công việc của Bạn. Hãy gọi cho Chúng tôi nếu vẫn còn thắc mắc về các thủ tục, quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi chuyển dổi.
CÁM ƠN QUÝ DOANH NGHIỆP ĐÃ LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI
Rất hân hạnh phục vụ Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn trực tiếp