DỊCH VỤ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Kết hôn với người nước ngoài hiện nay đang rất phổ biến. Nhưng khi cuộc sống hôn nhân xuất hiện những mâu thuẫn, không còn tình cảm với nhau nữa thì điều mà họ nghĩ đến là ly hôn để giải thoát cho nhau. Tuy nhiên, để ly hôn với người nước ngoài thì hồ sơ phải chuẩn bị những gì? Thủ tục được thực hiện ra sao? Trường hợp một bên có tình giấu hết giấy tờ thì làm sao có thể ly hôn được? Đây là những trường hợp rất hay gặp phải.
Dưới đây là những thông tin cần thiết khi bạn muốn Ly hôn có yếu tốt nước ngoài như về thành phần hồ sơ, thẩm quyền giải quyết và trình tự thủ tục tiến hành.
1HỒ SƠ LY HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài bao gồm:
♦ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn hoặc Đơn khởi kiện ly hôn.
♦ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, trong trường hợp mất bản chính thì nộp bản trích sao của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn vào sổ đăng ký tại Sở tư pháp;
♦ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của 2 vợ chồng (bản sao công chứng)
♦ Xác nhận thông tin cư trú/Sổ tạm trú/Thẻ tạm trú của vợ chồng (bản sao công chứng)
♦ Giấy khai sinh của các con nếu có con chung (bản sao chứng thực)
♦ Các giấy tờ, tài liệu về tài sản chung; Nợ chung (nếu có)
♦ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)
♦ Các tài liệu khác có liên quan.
2THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài thuộc về Tòa án.
♦ Trường hợp việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
♦ Những trường hợp ly hôn với người nước ngoài khác, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
3THỦ TỤC LY HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc Cổng thông tin điện tử của Tòa án)
Giai đoạn 2: Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét và tùy từng trường hợp sẽ yêu cầu phải; yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, thụ lý đơn kiện. Hoặc trả lại hồ sơ khởi kiện.
Giai đoạn 3: Chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành tổ chức các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai tài liệu, chứng cứ, hòa giải và lấy lời khai…
♦ Trường hợp hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không có ý kiến gì thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và quyết định này có hiệu lực ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
♦ Trường hợp hòa giải không thành mà vụ án không thuộc các trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Giai đoạn 4: Xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Tòa án ra quyết định xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa. Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thông thường thì hầu hết các vụ án ly hôn chỉ đến giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị Kháng cáo, Kháng nghị.
Giai đoạn 5: Kháng cáo và xét xử phúc thẩm
Bản án ly hôn của Tòa án có thể bị kháng cáo để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 479 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
“Đương sự có mặt tại Việt Nam có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày.
Đương sự cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là 01 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 477 của Bộ luật này thì thời hạn kháng cáo là 12 tháng kể từ ngày tuyên án.”
Thời gian giải quyết của một vụ án đơn phương ly hôn thường từ 4 - 6 tháng.
Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian kéo dài hơn khoảng từ 12 đến 24 tháng (do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp);
♦ Phí ủy thác tư pháp theo quy định của nhà nước, khoảng từ 5 - 7 triệu đồng;
♦ Các tài liệu khi gửi từ nước ngoài về phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật.
4MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
AMột bên đang ở nước ngoài thì có làm thủ tục ly hôn vắng mặt được không và thực hiện như thế nào?
Khi một bên là người nước ngoài hoặc đang ở nước ngoài thì Bạn vẫn có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu ly hôn theo quy định của Pháp luật.
Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn ly hôn theo mẫu, giấy đăng ký kết hôn bản chính; bản sao giấy khai sinh của con (nếu có); bản sao giấy Căn cước, hộ chiếu và các tài liệu khác có liên quan.
Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền; Đóng tạm ứng án phí; Tòa án thụ lý và giải quyết…
Trong khi giải quyết thì Tòa án sẽ triệu tập các bên lên để lấy lời khai, tiến hành hòa giải và công khai tài liệu chứng cứ.
Khi tòa án triệu tập hợp lệ thì vợ, chồng phải có mặt. Nếu vắng mặt phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Trường hợp không có đơn thì phiên tòa sẽ hoãn xét xử.
Trường hợp một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài (đang ở nước ngoài) vắng mặt lần thứ 2 mà không có lý do chính đáng và Tòa án đã gửi giấy triệu tập hợp lệ thì Toà vẫn giải quyết theo thủ tục thông thường. Trừ trường hợp là nguyên đơn.
Nhìn chung các vụ việc ly hôn đơn phương khi có vợ hoặc chồng là người nước ngoài đều sẽ vắng mặt bởi: Họ đang ở nước ngoài không qua Việt Nam được; Không muốn ly hôn; Không biết đang ở đâu, mất hoàn toàn thông tin liên hệ...
Có thể thấy khi một bên vắng mặt thì Tòa án vẫn có thể giải quyết yêu cầu ly hôn khi có đơn đề nghị xét xử vắng mặt kể cả khi bạn đang ở trong nước hay nước ngoài.
BMuốn uỷ quyền nhờ Luật sư giải quyết ly hôn với người nước ngoài có được không?
Ly hôn thuộc vấn đề về nhân thân nên không được uỷ quyền. Nhưng khi bạn có đơn nhờ Trường Thuận Đức, chúng tôi vẫn có thể thay mặt bạn tham gia để tư vấn, soạn đơn, nộp đơn, đóng tạm ứng án phí, bổ sung tài liệu khác và cùng bạn tham gia phiên toà. Khi bạn ủy quyền cho chúng tôi thì những công việc mà chúng tôi sẽ làm gồm:
♦ Tư vấn sơ bộ về vụ việc cho bạn về giấy tờ cần chuẩn bị, trình tự thủ tục cũng như thời hạn giải quyết…;
♦ Đưa ra phương án giải quyết bảo vệ tối đa quyền lợi cho bạn;
♦ Soạn đơn ly hôn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ;
♦ Thay mặt khách hàng nộp và giải quyết hồ sơ ly hôn tại Toà án;
♦ Cùng tham gia tố tụng tại phiên toà, phiên xét xử;
♦ Nhận Bản án/quyết định ly hôn thay bạn;
♦ Giao Bản án/quyết định lại cho bạn;
♦ Các công việc khác theo yêu cầu;
Có thể thấy thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài, ly hôn với người mang quốc tịch nước ngoài là một thủ tục tố tụng khá phức tạp không phải ai cũng nắm được. Đặc biệt là các trường hợp kết hôn ở nước ngoài nhưng hiện không liên lạc được với người nước ngoài đó nữa.
Trường hợp bạn không biết phải làm sao để ly hôn với người nước ngoài vắng mặt tại Việt Nam, vui lòng liên hệ Dịch vụ ly hôn trọn gói của Trường Thuận Đức. Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Trường Thuận Đức luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng giải quyết trọn gói vụ việc; Làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của khách hàng; Hạn chế tối đa việc đi lại của khách hàng; Chi phí trọn gói, không phát sinh chi phí bên ngoài.
CÔNG TY TƯ VẤN TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
VP: 84/74 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0919 776 599 - 0937 881 506
Zalo: 0919 776 599 - 0937 881 506
Email: congtytruongthuanduc@gmail.com
Website: tuvantruongthuanduc.vn
Rất vui nhận được sự quan tâm từ quý khách hàng.!.