1CON NGOÀI GIÁ THÚ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì không có sự phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật giữa con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của bố, mẹ. Vì thế cho dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì vẫn được pháp luật bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế.
Như vậy căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật thì các con kể cả trong giá thú và ngoài giá thú đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, không có sự phân biệt. Và do cùng nằm trong một hàng thừa kế nên sẽ được hưởng phần di sản thừa kế theo pháp luật bằng nhau.
Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
♦ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
♦ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
♦ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Từ quy định trên thì người con ngoài giá thú vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế mà người bố, mẹ chết để lại.
Nhưng nếu người bố, mẹ đó để lại di chúc hợp pháp cho người khác thì người con ngoài gia thù không được hưởng di sản thừa kế nữa.
Tuy nhiên, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó gồm:
♦ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
♦ Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Có thể thấy, để được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc (khi người bố, mẹ chết có đê lại di chúc hợp pháp) thì người con ngoài giá thú phải đáp ứng được điều kiện là người con chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng khong có khả năng lao động. Phần di sản được hưởng ít nhất bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế theo Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì:
"Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó".
Như vậy, cho dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú nếu đáp ứng đủ điều kiện và chứng minh được mình là con đẻ của người chết để lại di sản thì vẫn có quyền được hưởng di sản.
Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về các trường hợp được hưởng thừa kế, tỷ lệ được hưởng, cũng như các quyền lợi, nghĩa vụ khác. Xin hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại: 0919 776 599 – 0937 881 506
2CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHI NGƯỜI CHẾT KHÔNG CÓ DI CHÚC KHÔNG?
Không phải trường hợp nào người con nuôi cũng được chia thừa kế như con đẻ theo quy định của pháp luật. Để con nuôi được hưởng di sản thừa kế thì người con nuôi đó phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.
"Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
Trường hợp UBND cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.”
Như vậy, người con nuôi cũng có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi với tư cách là người thừa kế theo pháp luật. Nhưng quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa cha mẹ nuôi với con nuôi chỉ phát sinh trên cơ sở quan hệ nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định mà không thể là quan hệ nhận nuôi con nuôi thực tế. Phần di sản được hưởng cũng bằng với những người con đẻ khác mà không ai có quyền tước bỏ quyền thừa kế di sản đó trừ khi người con nuôi đó từ chối hưởng di sản mà người chết để lại.
Nếu bạn còn thông tin gì chưa rõ, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.
Rất vui nhận được sự quan tâm từ quý khách hàng.!.