Dịch vụ Tư vấn Giải quyết tranh chấp đất đai tại Công ty Trường Thuận Đức nhận tư vấn pháp lý liên quan, đại diện cho Qúy khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp đất đai hoặc khởi kiện tại Tòa án. Qúy khách có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0919 776 599 – 0937 881 506 để được tư vấn miễn phí qua điện thoại.
Tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và bên cạnh đó công tác quản lý Nhà nước về đất đai có chỗ, có nơi còn buông lỏng. Hồ sơ địa chính được lập không đúng, không đầy đủ, không đồng bộ và nhiều nơi còn bị thất lạc hồ sơ địa chính. Nhiều địa phương không thực hiện đúng trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến việc cấp GCNQSDĐ chồng lấn, diện tích đất không đúng thực tế sử dụng, người sử dụng đất lấn chiếm đất trái phép, sử dụng đất không đúng ranh giới, mốc giới đất của mình...Tranh chấp ranh giới thửa đất là dạng tranh chấp đất rất phổ biến hiện nay giữa các chủ sở hữu thửa đất liền kề.
1RANH GIỚI ĐẤT LIỀN KỀ
Ranh giới đất liền kề được hiểu là đường vẽ trên bản đồ hoặc mốc giới thực địa giữa hai thửa đất liền kề xác định quyền sử dụng của các chủ thể có quyền chiếm hữu đối với phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Ranh giới thửa đất liền kề phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất của người sử dụng đất liền kề đối với một thửa đất khác.
2CÁCH XÁC ĐỊNH RANH GIỚI THỬA ĐẤT LIỀN KỀ
Tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về ranh giới giữa các thửa đất liền kề như sau:
“Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.”
Bên cạnh những quy định trên thì khi xác định ranh đất cần phải căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT – BTNMT quy định chi tiết về bản đồ địa chính.
Trước khi thực hiện việc đo vẽ chi tiết thì phải tiến hành xác định hiện trạng, ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.
Ranh giới thửa đất được xác định dựa theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.
3CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH ĐẤT
Theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề gồm có:
♦ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.
♦ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban cấp huyện.
♦ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp.
4GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI THỬA ĐẤT
Khi nhận thấy đất nhà mình bị lấn ranh các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất tự hoà giải, nếu các bên không thể tự hoà giải được thì các bên có quyền gửi đơn đến Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đề nghị hoà giải.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn khoảng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải.
5THỜI HẠN KHỞI KIỆN TRANH CHẤP RANH ĐẤT
Tranh chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất đối với toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới thửa đất.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định không áp dụng thời hiệu trong trường hợp:
“Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai”
Có thể thấy tranh chấp ranh đất thuộc các trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai vì vậy không áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết tranh chấp.
6THỦ TỤC TRANH CHẤP RANH ĐẤT
Hồ sơ khởi kiện gồm:
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã hoà giải tại xã phường nhưng không thành thì có thể khởi kiện ra toà án để giải quyết tranh chấp ranh đất liền kề và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:
♦ Đơn khởi kiện (theo mẫu);
♦ GCNQSDĐ hoặc các giấy tờ theo quy định pháp luật đất đai (được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013);
♦ Giấy tờ tùy thân;
♦ Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất. bản án, quyết định của Tòa án… (Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
♦ Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…;
♦ Biên bản hòa giải tại xã, phường;
Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện và vấn đề nộp tiền tạm ứng án phí.
Trình tự thủ tục giải quyết:
Người khởi kiện nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Nếu qua thủ tục hòa giải mà một trong các bên không đồng ý với nội dung hòa giải thì có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp mà không thông qua trình tự thủ tục hòa giải.
Sau khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ cùng các tài liệu chứng cứ kèm theo mà vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện để nộp tạm ứng án phí (nếu có). (Mời bạn xem thêm bài trường hợp được miễm, giảm án phí).
Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí thì Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết.
Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật thường từ 4 - 8 tháng kể từ ngày tòa án thụ lý vụ án.
Ngay sau khi Tòa án xét xử, trong thời hạn 15 ngày nếu không đồng ý với phán quyết của Hội đồng xét xử thì đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Thủ tục kháng cáo:
Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền yêu cầu tòa cấp trên xét xử lại theo trình tự phúc thẩm.
Người kháng cáo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kháng cáo bao gồm đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan khác. Trong đó Đơn kháng cáo cần nêu rõ một số ý như:
♦ Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
♦ Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
♦ Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của mình;
Gửi đơn kháng cáo hoặc kháng cáo trực tiếp đến Tòa án xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Có thể thấy tranh chấp ranh đất là một dạng tranh chấp rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Khi xảy ra tranh chấp các bên phải trải qua trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật để có kết quả tốt nhất. Trường Thuận Đức với kinh nghiệm không chỉ trong tư vấn pháp lý mà còn có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi gặp phải những vấn đề pháp lý liên quan. Quý khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.
Rất vui nhận được sự quan tâm từ quý khách hàng.!.