Rủi ro doanh nghiệp là những vấn đề sự cố, các yếu tố không mong muốn trong hoạt động kinh doanh và chúng có khả năng gây thiệt hại về mặt lợi nhuận, tài sản, con người và danh tiếng đối với khách hàng của công ty.
Việc nhận diện loại rủi ro và lên kế hoạch quản trị rủi ro Doanh nghiệp luôn là điều cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần trang bị. Việc có trong tay những phương án xử lý rủi ro giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong ứng phó với các tình huống gây tổn thất, giảm hậu quả rủi ro xuống mức thấp nhất và nâng cao hiệu quả quản trị của doanh nghiệp.
Rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý để được vận hành một cách chính thống và liên tục. Tuy nhiên, nếu luật pháp thay đổi thì cũng có khả năng gây trở ngại hoạt động kinh doanh vì tính phụ thuộc bắt buộc này, nhất là khi nhà nước thay đổi chính sách theo chiều bất lợi cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn như trong tình huống sơ suất, bộ phận pháp chế bên phía Doanh nghiệp chưa cập nhật mới thay đổi pháp luật thì rất có thể đẩy cả công ty vào con đường phạm pháp và mất khả năng cạnh tranh trên thị trường cùng ngành. Vì vậy đây là loại rủi ro hết sức quan trọng mà doanh nghiệp phải thật lưu ý và có biện pháp giải quyết nhanh chóng kịp thời.
Rủi ro về pháp lý có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, từ mất lợi nhuận đến tổn thương danh tiếng.
Hiểu và tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến ngành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình là cách tốt nhất để tránh rủi ro, bên cạnh đó doanh nghiệp có thể:
✔️ Sử dụng dịch vụ Pháp lý chuyên nghiệp, họ có thể cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ trong việc tuân thủ pháp luật và giảm thiểu rủi ro.
✔️ Xây dựng hợp đồng và thỏa thuận cẩn thận với đối tác, đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện được xác định rõ ràng và phù hợp với quy định pháp lý.
✔️ Theo dõi và cập nhật các thay đổi trong quy định pháp lý liên quan đến ngành và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro về hợp đồng: Đây là dạng rủi ro rất phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động như rủi ro về hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng hợp tác… với những điều khoản không rõ ràng cụ thể, chung chung, hay bị bẫy từ, không đúng theo quy định của pháp luật liên quan … gây bất lợi và dẫn tới thiệt hại cho doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra.
Rủi ro về hợp đồng có thể gây ra các hậu quả tài chính và pháp lý nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Các rủi ro này bao gồm việc một trong các bên không đáp ứng cam kết, vi phạm điều khoản hợp đồng hoặc không thực hiện đúng thời hạn.
Để quản lý rủi ro về hợp đồng, doanh nghiệp nên kiểm tra và đánh giá hợp đồng cẩn thận trước khi ký kết. Bằng việc đánh giá kỹ lưỡng các điều khoản và điều kiện, đảm bảo rằng chúng rõ ràng, hợp lý và có tính khả thi. Điều khoản bảo vệ trong hợp đồng giúp bảo vệ doanh nghiệp tránh được mất mát lớn trong trường hợp bên đối tác không đáp ứng đầy đủ cam kết.
Rủi ro về con người: Một trong những nhân tố không thể thiếu trong quản lý rủi ro Doanh nghiệp chính là vấn đề nguồn nhân lực. Từ việc tuyển dụng, chọn lựa nhân viên đủ tiêu chuẩn để vào làm việc, đến các trường hợp nghỉ việc vì lý do nào đó tất cả đều có nguy cơ gây ra rủi ro con người và ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ đầu ra của Doanh nghiệp. Nếu bộ phận quản lý, điều hành không chú trọng đào tạo, quản lý nguồn nhân lực thì có thể phạm sai lầm nếu tuyển vào nhân sự không đủ năng lực chuyên môn, nhân phẩm kém hoặc không có tinh thần trách nhiệm với việc được giao. Điển hình các cuộc đình công, nghỉ việc giữa chừng gây thiếu hụt nhân lực, dẫn đến kết quả kinh doanh sa sút và thậm chí tạo áp lực tài chính và các khủng hoảng nặng nề.
Rủi ro về con người liên quan đến sự không chắc chắn về hành vi, hiệu suất và sự trung thành của nhân viên đặc biệt các thành viên quan trọng trong tổ chức. Nó ảnh hưởng đến chất lượng và thái độ đối với công việc, các vấn đề về bảo mật thông tin doanh nghiệp từ đó gây mất mát tài sản, danh tiếng và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Để giảm thiểu rủi ro về nhân lực doanh nghiệp cần:
✔️ Xây dựng chính sách và quy định rõ ràng: có các chính sách và quy định rõ ràng liên quan đến hành vi và đạo đức trong công việc cũng như quy trình xử lý khiếu nại và tranh chấp.
✔️ Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên hiểu rõ và tuân thủ các quy định và chính sách của doanh nghiệp.
✔️ Thực hiện kiểm tra an ninh và kiểm soát: Đảm bảo có các biện pháp kiểm tra an ninh và kiểm soát để ngăn chặn lỗi và hành vi không đạo đức.
✔️ Xây dựng mối quan hệ với nhân viên: Tạo một môi trường làm việc tích cực, thân thiên và thúc đẩy sự cam kết của nhân viên đối với doanh nghiệp.
✔️ Theo dõi và đánh giá định kỳ: Theo dõi và đánh giá sự hiệu quả công việc, hành vi của nhân viên để Đức hiện và giải quyết sớm các vấn đề có liên quan đến rủi ro về con người.
Rủi ro về bảo mật: Bảo mật thông tin cực kỳ quan trọng đối với sự sinh tồn của bất kỳ tổ chức, Doanh nghiệp nào. Rủi ro bảo mật sẽ liên quan đến việc bị đánh cắp dữ liệu khách hàng, bí mật độc quyền sản phẩm, công nghệ và những thông tin quan trọng khác. Và hậu quả nghiêm trọng nhất có thể khiến Doanh nghiệp phá sản hoặc gánh những khoản nợ lớn nếu rủi ro bảo mật có ảnh hưởng tới lợi ích của các đối tác khách hàng.
Thế nên, việc nâng cấp hệ thống an toàn thông tin, bảo mật mạng và chống các phần mềm độc hại là điều cấp thiết hơn cả. Đồng thời, Doanh nghiệp phải cẩn trọng với các nguồn truy cập vào website, email Doanh nghiệp để kịp thời phát hiện yếu tố độc hại và ngăn chặn ảnh hưởng không mong muốn.
Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính khiến nhiều Doanh nghiệp lao đao vì phải xử lý nhiều vấn đề tài chính phức tạp như dòng tiền vào ra, lãi suất, thanh khoản, công nợ,… Rủi ro tài chính có thể Đức sinh từ những yếu tố bất khả kháng như thị trường biến động, hoạt động nội bộ trong Doanh nghiệp. Tuỳ từng loại rủi ro tài chính mà sẽ có mức độ nguy hại khác nhau dựa trên tần suất xuất hiện và đặc thù ngành.
Xử lý rủi ro tài chính là một trong những vấn đề nan giải mà Doanh nghiệp phải giải quyết càng sớm càng tốt.
Để quản lý rủi ro về vốn, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi tình hình tài chính, xác định nguồn thu chi và xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng. Đảm bảo rằng mức nợ không quá cao và luôn quản lý được.
Rủi ro về thuế: Nhiều doanh nghiệp, người đầu tư lợi dụng những kẽ hở của luật thuế để sinh lợi nhiều hơn, trốn thuế. Có thể phản ánh với các báo cáo tài chính không trung thực. Từ đó trốn tránh các nghĩa vụ thực hiện với nhà nước. Các nghĩa vụ thuế ở nhiều khu vực được phản ánh với giá trị quá cao. Nó ảnh hưởng tới thu nhập thực tế và các tiêu dùng cho nhu cầu tối thiểu.
Để quản lý rủi ro về thuế vụ, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
✔️ Thuê các chuyên gia thuế hoặc công ty kiểm toán chuyên nghiệp để đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán thuế và tuân thủ các quy định thuế mới nhất.
✔️ Tạo ra một hệ thống quản lý tài chính hiệu quả, có quy trình đảm bảo rằng thông tin thuế được cập nhật và sẵn sàng cho việc tính toán và nộp thuế.
✔️ Theo dõi sát sự thay đổi trong quy định về luật thuế và điều chỉnh quy trình và thủ tục nộp thuế theo các quy định mới.
✔️ Hợp tác chặt chẽ với cơ quan thuế và tuân thủ các yêu cầu và thời hạn liên quan đến thuế.
Rủi ro về thuế có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp như mất tiền, hình phạt pháp lý và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Do đó, quản lý thuế một cách thận trọng và tuân thủ quy định là rất quan trọng để đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.
Nhìn chung, đa số những doanh nghiệp thường hay mắc phải những dạng rủi ro nói trên và phải tìm cách khắc phục rủi ro đó. Để giảm thiểu những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình hoạt động đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải nhận biết được loại rủi ro, quản lý, kiểm soát được loại rủi ro nào mà doanh nghiệp có thể gặp phải, từ đó đưa ra phương án xử lý những rủi ro đó cho phù hợp.
Để đồng hành cùng với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Công ty Tư Vấn Trường Thuận Đức với đội ngũ Chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm cùng các luật sư cộng sự dày dặn kinh nghiệm hoạt động trong từng lĩnh vực liên quan tới Doanh nghiệp như:
✔️ Tư vấn và đại diện khách hàng làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
✔️ Tư vấn, soạn thảo Điều lệ công ty, nội quy lao động;
✔️ Tư vấn về các loại hợp đồng, Thuế, tài chính – kế toán;
✔️ Tư vấn, đại diện tham gia giải quyết tranh chấp Lao động liên quan tới tiền lương, bảo hiểm, tai nạn lao động;
✔️ Tư vấn giải pháp đòi nợ, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp;
✔️ Tư vấn và đại diện giải quyết các tranh chấp khiếu nại, khiếu kiện giữa doanh nghiệp với cá nhân và tổ chức khác.
✔️ Ngoài ra Công ty có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Để doanh nghiệp mình hạn chế những rủi ro không mong muốn thì doanh nghiệp nên có bộ phận pháp chế riêng biết. Tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc duy trì bộ phận pháp chế sẽ tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, Công ty Tư Vấn Trường Thuận Đức chúng tôi sẽ là sự lựa chọn hữu ích cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp bạn tránh khỏi những rủi ro có thể gặp phải. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ đại diện ủy quyền cho doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu. Công ty Tư Vấn Trường Thuận Đức luôn mong muốn mang đến cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, hữu ích nhất. Chúng tôi coi trọng sự hợp tác và cam kết hỗ trợ quý khách hàng trong các tình huống có thể xảy ra.
Mọi thông tin chi tiết Qúy doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức liên hệ trực tiếp với
Rất vui nhận được sự quan tâm từ quý khách hàng.!.