Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đồng Nai là một chứng nhận quan trọng, được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, từ nguồn gốc nguyên liệu, quy trình chế biến, bảo quản cho đến khâu phân phối sản phẩm. Điều này giúp ngăn ngừa các rủi ro về ngộ độc và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Dịch vụ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói tại Đồng Nai
Quy trình thực hiện dịch vụ pháp lý của Trường Thuận Đức được tổ chức một cách rõ ràng và chuyên nghiệp từ khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ đến khi hồ sơ hoàn thành. Quý khách luôn nắm bắt được tiến độ công việc. Các công việc Trường Thuận Đức sẽ thực hiện bao gồm:
• Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp về làm giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tại Đồng Nai
• Tư vấn và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan
• Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất và đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất
• Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều
• Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu; sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi chế biến; sổ quản lý sức khỏe nhân viên
• Hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức ATTP và khám sức khỏe
• Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP tại cơ quan quản lý
• Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP
• Theo dõi hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng
• Giao Giấy phép an toàn thực phẩm tại Đồng Nai tận nơi cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ.
Các công việc này nhằm đảm bảo khách hàng tại Đồng Nai có thể hoàn thành việc đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm một cách hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
⇨ Bảng giá Dịch vụ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đồng Nai
Để xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ về các cơ quan có thẩm quyền.
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Đồng Nai sẽ nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền gồm các tài liệu sau:
• Bản sao hợp lệ của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
• Bản thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Giấy xác nhận của người trực tiếp sản xuất và chủ doanh nghiệp chứng nhận đã trải qua tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Giấy xác nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và chủ doanh nghiệp được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
2. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp hồ sơ đăng ký Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền phù hợp.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 3: Thẩm định thực tế tại cơ sở
• Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập.
• Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Kiểm tra tính thống nhất của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
II. Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ăn uống. Chất lượng của thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Chính vì vậy, để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo được nhiều điều kiện.
1. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các cơ sở chế biến thức ăn
Các cơ sở chế biến thức ăn và kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
• Khu bếp được bố trí hợp vệ sinh, đảm bảo không trộn lẫn giữa thực phẩm chưa được chế biến và thực phẩm đã chế biến xong.
• Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ; có biện pháp phòng chống côn trùng gây hại.
• Có đủ nước đạt quy chuẩn an toàn vệ sinh để phục vụ cho quá trình chế biến thực phẩm và kinh doanh.
• Các dụng cụ thu gom, chứa rác thải phải đảm bảo vệ sinh.
• Các khu vực cống rãnh phải thông thoáng, thoát n ước tốt, không gây ứ đọng.
• Trang bị đầy đủ thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, khu vực rửa tay và thu dọn chất thải hàng ngày.
• Có đủ giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm.
2. Đối với các tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm
• Địa điểm sản xuất với diện tích phù hợp, cách xa các nguồn gây bệnh độc hại.
• Có đủ nước đạt quy chuẩn an toàn vệ sinh để phục vụ cho quá trình chế biến thực phẩm và kinh doanh.
• Được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết trong quá trình sản xuất và kinh doanh: nước sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng, các phương tiện rửa và khử trùng thiết bị, thiết bị xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển phù hợp.
• Được trang bị đầy đủ hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
• Bảo quản thực phẩm đúng cách và giữ lại hồ sơ về nguồn gốc của các nguyên liệu.
• Tuân thủ các quy định về sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
• Có đủ giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm.
III. Ngành nghề nào cần đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Điều 11 và 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và chế biến thực phẩm đều bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy định này áp dụng cho các nhóm đối tượng chính như sau:
• Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Đây là nhóm bao gồm các cơ sở chuyên cung cấp và phục vụ trực tiếp các loại thực phẩm đã chế biến cho người tiêu dùng, như nhà hàng (không nằm trong khách sạn), quán ăn, quán cà phê, tiệm bánh, và các địa điểm khác tương tự.
• Cơ sở bán thực phẩm: Đây là nhóm các cơ sở kinh doanh bán các loại thực phẩm đã qua chế biến, nhưng không phục vụ ăn uống tại chỗ. Ví dụ như các cửa hàng theo mô hình mang đi, các cửa hàng thực phẩm.
• Cơ sở chế biến thức ăn tập thể: Đây là nhóm bao gồm các cơ sở chuyên thực hiện chế biến thực phẩm ăn sẵn cho các nhóm người, tổ chức hoặc đơn vị. Ví dụ như căn-tin, bếp ăn tập thể trong trường học, công ty, và các cơ sở tương tự.
• Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm: Đây là các đơn vị thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển và giới thiệu bán hàng các sản phẩm thực phẩm. Nhóm này bao gồm nhà máy sản xuất thực phẩm, siêu thị, chợ, hội chợ và các điểm bán lẻ khác tương tự.
Nhìn chung thì mọi cơ sở sản xuất, phân phối, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm sẽ đều cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
IV. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Đồng Nai
Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định 3 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hiện nay là Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tùy vào từng hoạt động kinh doanh mà cơ quan cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau.
➤ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sau:
• Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
• Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm.
• Cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm.
• Cơ sở sản xuất thực phẩm khác không được quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
➤ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở xuống.
➤ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, trừ các cơ sở tại điểm khoản 1 Điều 2 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT (Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ...).
➤ Sở Công thương Tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với:
★ Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm, Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế nhỏ như:
• Rượu: Dưới 03 triệu lít sản phẩm/năm
• Bia: Dưới 50 triệu lít/năm.
• Nước giải khát: Dưới 20 triệu lít/năm.
• Sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít/năm.
• Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn/năm.
• Bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn/năm.
• Bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn/năm.
★ Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
• Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý;
• Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
V. Thời gian làm giấy phép an toàn thực phẩm tại Đồng Nai
• Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy ATTP tại Cơ quan nhà nước: 15 - 20 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
• Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ)
VI. Thời hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Điều 37 Luật an toàn thực phẩm quy định về thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
• Đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là những thông tin về Dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đồng Nai. Nếu cần hỗ trợ hay còn điều vướng mắc, hãy liên hệ ngay Trường Thuận Đức để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY TƯ VẤN TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
VP: 84/74 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0919 776 599 - 0363 226 189
Zalo: 0919 776 599 - 0363 226 189
Email: congtytruongthuanduc@gmail.com
Website: tuvantruongthuanduc.vn
giay chung nhan co so du dien kien an toan thuc pham, dich vu dang ky ve sinh an toan thuc pham, dich vu giay phep an toan thuc pham, tu van dang ky ve sinh an toan thuc pham, tu van giay phep dang ky ve sinh an toan thuc pham, dich vu, attp, vsattp