Dịch vụ kê khai thuế bán hàng Lazada

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok…) đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận của nền kinh tế hiện đại. Với sự tiện lợi và linh hoạt trong mua sắm, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển sang mua sắm trực tuyến thay vì đến các cửa hàng truyền thống. Đồng thời, việc bán hàng online cũng mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho các cá nhân, doanh nghiệp, giúp họ tiết kiệm chi phí vận hành và tiếp cận được đến một lượng khách hàng rộng lớn hơn. Câu hỏi được đặt ra ở đây là bán hàng online trên Lazada có cần đăng ký kinh doanh không?, bán hàng online trên Lazada có cần đóng thuế không?, kê khai thuế bán hàng online trên Lazada như thế nào? Tất cả sẽ được Trường Thuận Đức giải đáp trong bài viết này về thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như các quy định khi bán hàng trên Lazada.

ke khai thue | dang ky thue | bao cao thue | dich vu ke khai thue ban hang online | dich vu ke toan

I. Bán hàng trên Lazada có cần giấy phép kinh doanh không?

1. Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh

Trước khi tìm hiểu về việc bán hàng online trên Lazada có cần đăng ký kinh doanh không, hãy cùng Trường Thuận Đức điểm qua hai quy định về đăng ký kinh doanh sau:

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công việc không có địa điểm cố định như bán hàng rong, buôn bán vặt, đánh giày, sửa chữa xe..... thì không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh.

Theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã chỉ ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Hộ gia đình không cần đăng ký kinh doanh như: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Từ những quy định trên, bán hàng trên Lazada sẽ có 2 trường hợp:

• Trường hợp 1: Cá nhân bán hàng online theo hình thức tự phát, không có cửa hàng (không có địa điểm cố định) thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh vẫn phải đăng ký mã số thuế theo mẫu số 03-ĐK-TCT (ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC). Sau khi đăng ký MST thành công, cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế để cá nhân nộp tờ khai và nộp tiền thuế.

• Trường hợp 2: Cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bán hàng online có cửa hàng và hoạt động bán hàng thường xuyên thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

Ngoài ra về nguyên tắc, mọi hoạt động kinh doanh đều cần được cấp phép để tránh bị xử phạt hành chính khi bất ngờ có đoàn thanh tra.

Vậy bán hàng trên Lazada có cần đăng ký kinh doanh không?

Câu trả lời là có, khi đăng ký bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, bạn cần đăng ký kinh doanh, vì những lí do sau đây:

Hiện nay Lazada đã yêu cầu người bán phải có mã số thuế và cung cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng trên Lazada.

Cơ quan Thuế đang gia tăng việc kiểm soát đối với cá nhân, tổ chức bán hàng trên các trang Thương mại điện tử mà chưa thực hiện đăng ký thuế. Hiện nay, nhiều chủ cửa hàng đã được Cơ quan thuế yêu cầu đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định.

Ngoài ra, các cửa hàng online khi có giấy phép kinh doanh sẽ được hưởng nhiều ưu đãi trên Lazada Mall, ưu tiên trong đấu giá từ khóa và tham gia các chương trình khuyến mãi với ưu đãi tốt hơn so với các cửa hàng không có giấy phép.

Trong trường hợp không đăng ký kinh doanh mà vẫn bán hàng hóa, dịch vụ thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:

Hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Doanh nghiệp không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh bán hàng online trên Lazada

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay, để hợp pháp hóa tất cả hoạt động kinh doanh trên Lazada, bạn cần lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký kinh doanh sau:

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể nếu bạn kinh doanh với quy mô nhỏ, ít vốn, dễ quản lý, với chế độ kế toán và quản lý sổ sách đơn giản.

Thành lập công ty, doanh nghiệp nếu bạn kinh doanh với quy mô kinh doanh lớn, đa dạng hàng hóa, có nhu cầu mở thêm nhiều chi nhánh, dễ dàng xuất hóa đơn cho khách hàng.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn đã thành lập công ty và có ý định bán hàng trên sàn thương mại điện tử, bạn cần kiểm tra lại mã ngành nghề kinh doanh và bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh bán hàng trực tuyến.

Tham khảo thêm: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

II. Bán hàng trên Lazada có đóng thuế không?

Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân. Là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo thông tin đã kê khai thuế. Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, cá nhân tổ chức tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình.

Vậy bán hàng trên Lazada có phải đóng thuế không?

Như đã chia sẻ ở trên, bán hàng trên Lazada có 2 trường hợp và dù bạn bán hàng ở trường hợp nào thì đều phải nộp thuế. Quy định về cách nộp thuế đối với từng trường hợp như sau:

• Trường hợp 1: Cá nhân kinh doanh bán hàng online tự phát, không có cửa hàng và không đăng ký kinh doanh chỉ cần đăng ký mã số thuế cá nhân để kê khai thuế.

• Trường hợp 2: Cá nhân/tổ chức bán hàng online có cửa hàng, đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp thực hiện đóng thuế theo đúng quy định của từng loại hình.

Tóm lại, bán hàng online bắt buộc phải nộp thuế. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, từng hình thức kinh doanh, doanh thu đạt được mà mức nộp thuế sẽ khác nhau.

III. Các loại thuế phải nộp khi bán hàng trên Lazada

1. Bán hàng trên Lazada theo mô hình Cá nhân kinh doanh:

Cá nhân kinh doanh bán hàng online không đăng ký kinh doanh (thuộc diện cá nhân kinh doanh) nộp các loại thuế tương tự như hộ kinh doanh

2. Bán hàng trên Lazada theo mô hình Hộ kinh doanh:

Căn cứ theo khoản 2 điều 4 thông tư 40/2021/TT-BTC, Hộ kinh doanh có doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền công, tiền hoa hồng và tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải đóng thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN), thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và lệ phí môn bài (thuế môn bài). Nhưng nếu tổng doanh thu dưới 100 triệu đồng thì không cần đóng 3 loại thuế này.

★ Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài sẽ được nộp định kỳ hàng năm, Lệ phí môn bài sẽ được tính dựa trên doanh thu hàng năm. Chi tiết về mức lệ phí môn bài cần nộp như sau:

Doanh thu Hộ kinh doanh

Mức thuế môn bài cần nộp

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 - 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 - 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

• Lưu ý: Hộ kinh doanh bán hàng online sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hộ kinh doanh.

★ Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) và thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)

Số tiền thuế TNCN, thuế GTGT mà người bán hàng trên Lazada phải nộp được xác định như sau:

➤ Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ % thuế GTGT

➤ Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ % thuế TNCN

Trong đó:

Doanh thu tính thuế TNCN và doanh thu tính thuế GTGT là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền công, tiền hoa hồng và tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp người bán hàng không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế, cơ quan thuế sẽ ấn định để xác định số thuế phải nộp.

• Tỷ lệ tính thuế: Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể như sau:

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
1. Phân phối, cung cấp hàng hóa    
Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng);
Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán;
1% 0,5%
Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;
Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;
Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;
Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.
- 0,5%
2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu    
Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí;
Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;
Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;
Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;
Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;
Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số;
Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;
Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;
Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu;
Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;
Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;
Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;
Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);
5% 2%
Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;
Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;
Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác;
- 2%
Cho thuê tài sản gồm:
Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú;
Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;
Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ;
5% 5%
Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp;
Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.
- 5%
3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu    
Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;
Khai thác, chế biến khoáng sản;
Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;
Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;
Dịch vụ ăn uống;
Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);
Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;
3% 1,5%
Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;
Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định.
- 1,5%
4. Hoạt động kinh doanh khác    
Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; 2% 1%
Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên;

3. Bán hàng trên Lazada theo mô hình Doanh nghiệp/Công Ty:

Các loại thuế mà doanh nghiệp bán hàng trên Lazada cần phải nộp bao gồm: lệ phí môn bài (thuế môn bài), thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT), thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

★ Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài sẽ được nộp định kỳ hàng năm, Lệ phí môn bài được tính dựa theo số vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chi tiết về mức lệ phí môn bài cần nộp như sau:

Vốn điều lệ

Mức thuế môn bài cần nộp

Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Đơn vị phụ thuộc và các tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

• Lưu ý: Doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.

★ Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)

Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh trả lương cho người lao động (NLĐ) và thu nhập tính thuế của NLĐ lớn hơn 0 thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế TNCN thay cho NLĐ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần kiểm tra thu nhập của NLĐ có ở mức chịu thuế hay không. Nếu có, doanh nghiệp cần trích thuế TNCN của NLĐ trước khi chi trả cho họ hoặc thực hiện trích thuế TNCN thay cho NLĐ.

Tùy thuộc người lao động là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú mà sẽ có cách tính thuế TNCN tương ứng.

★ Thuế Giá trị gia tăng (thuế GTGT)

Nếu doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Chú ý: Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theo quy định tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp tính GTGT khấu trừ thì vẫn được phép áp dụng phương pháp tính GTGT khấu trừ.

• Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:

➤ Thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp = Thuế GTGT (VAT) đầu ra – Thuế GTGT (VAT) đầu vào

Trong đó:

Thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ tính thuế biểu hiện trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT đầu vào là tổng số thuế GTGT được ghi trên hóa đơn mua, số thuế GTGT ghi trên giấy nộp tiền thuế GTGT nhập khẩu của hàng nhập khẩu hay giấy nộp tiền thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

• Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được chia làm 2 loại: trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT.

✱ Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên GTGT:

Đối tượng áp dụng: Là cơ sở kinh doanh hoạt động trên các lĩnh vực như chế tác, thiết kế, mua bán vàng/ bạc/ đá quý.

Công thức tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT

➤ Thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp = Giá trị gia tăng * Thuế suất

Trong đó:

Thuế suất: theo quy định của pháp luật hiện hành là 10%

✚ Giá trị gia tăng = Giá bán ra cho người tiêu dùng – Giá mua vào tương ứng

✱ Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Công thức tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu

➤ Thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ tính thuế

Trong đó:

Doanh thu: là tổng số tiền mà cơ sở kinh doanh thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ được ghi trên hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, tính luôn khoản phụ thu, phí thu phát sinh thêm.

Tỷ lệ tính thuế là 1% (do bán hàng online thuộc hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa).

★ Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

Thuế TNDN là loại thuế mà người bán hàng trên Lazada phải nộp dựa trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.

Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

➤ Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

Thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là 20%;

Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

✚ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển )

✚ Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

IV. Kê khai và nộp thuế khi bán hàng trên Lazada

1. Phương pháp kê khai tính thuế khi bán hàng trên Lazada

1.1 Đối với hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh

Có 3 phương pháp kê khai tính thuế đối với Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh:

Tiêu chí

Phương pháp kê khai

Phương pháp khoán

Phương pháp theo từng lần phát sinh

Đối tượng áp dụng

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn;

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai

Các trường hợp còn lại

Cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định

Kỳ kê khai thuế

Theo tháng/ quý

Theo năm

Theo lần phát sinh (Khi phát sinh doanh thu chịu thuế)

Chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ

Phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ

Không phải thực hiện chế độ kế toán.

Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho Cơ Quan Thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Không bắt buộc thực hiện chế độ kế toán. Nhưng phải thực hiện lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.

Hóa đơn khi bán hàng

Phải sử dụng Hóa đơn điện tử

Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì Cơ Quan Thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì Cơ Quan Thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

• Lưu ý: Tiêu chí khai thuế theo quý đối với Phương pháp kê khai: Hộ kinh doanh có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế theo quý, mới ra kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế theo quý.

1.2 Đối với doanh nghiệp, công ty

Việc khai thuế và tính thuế dựa trên doanh thu bán hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, trên các app bán hàng, trên các trang mạng xã hội cùng với doanh thu sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ của hoạt động kinh doanh truyền thống của công ty phát sinh trong kỳ tháng/quý.

★ Kỳ kê khai thuế:

Kỳ kê khai thuế đối với doanh nghiệp được xác định như sau:

• Kê khai thuế theo Quý: Kê khai thuế theo Quý áp dụng đối với:

Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên các tờ khai thuế GTGT của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

• Kê khai thuế theo Tháng: Kê khai thuế theo Tháng áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên các tờ khai thuế GTGT của năm trước liền kề từ trên 50 tỷ đồng và đang thực hiện kê khai thuế theo quý thì phải thực hiện kê khai thuế theo tháng ổn định trong năm dương lịch (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12).

★ Chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ: Phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ.

★ Hóa đơn khi bán hàng: Phải sử dụng Hóa đơn điện tử.

ke khai thue | dang ky thue | bao cao thue | dich vu ke khai thue ban hang online | dich vu ke toan

2. Nơi nộp hồ sơ khai thuế

★ Đối với hộ kinh doanh/doanh nghiệp: Nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

★ Đối với cá nhân kinh doanh: Nộp hồ sơ khai thuế tại nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

3. Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế

★ Thời hạn nộp tờ khai:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo Tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo Quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu.

★ Thời hạn nộp thuế:

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Trên đây là những quy định pháp luật về việc đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế khi bán hàng trên Lazada mà Trường Thuận Đức gửi đến Quý khách hàng và bạn đọc, nếu như còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ với chúng tôi, Trường Thuận Đức đảm bảo sẽ hỗ trợ tốt nhất và làm hài lòng quý khách hàng.

CÔNG TY TƯ VẤN TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
VP: 84/74 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3991 6831 - Hotline: 0919776599 - 0917901887
Zalo: 0919 776 599 - 0917 901 887
Email: congtytruongthuanduc@gmail.com
Website: tuvantruongthuanduc.vn

Tags: thanh lap doanh nghiep, thanh lap cong ty, thay doi giay phep kinh doanh, thay doi dai dien phap luat, thay doi dia chi, thay doi ten cong ty, thay doi nganh nghe kinh doanh, dich vu giai the, chuyen doi loai hinh, sang nhuong cong ty, dich vu ke toan, dang ky nhan hieu, dang ky an toan thuc pham, dang ky ma vach, dang ky bhxh, hoa don dien tu, dang ky kinh doanh

Ý kiến của bạn
DMCA.com Protection Status