Nhiều doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến việc thực hiện các công việc để hoàn tất việc thành lập doanh nghiệp mà không biết rằng kể cả khi doanh nghiệp được thành lập thì vẫn cần phải thực hiện các công việc nhằm đảm bảo sự ra đời của doanh nghiệp là hợp pháp. Vậy, vấn đề đặt ra là sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Chúng ta cùng theo dõi thông tin qua bài viết sau nhé.
Chúng tôi đã gặp không ít trường hợp một số doanh nghiệp ngay sau khi lập xong thủ tục giấy phép đăng ký doanh nghiệp, do lo chú tâm đến việc chuẩn bị những khâu cần thiết cho hoạt động kinh doanh tại đơn vị như hạ tầng, cơ sở vật chất, thị trường đầu ra, đối tác khách hàng … hoặc chưa đi vào hoạt động kinh doanh ngay nên “Cất Giấy phép vào tủ lưu trữ” đơn giản nghĩ rằng chưa bán hàng, chưa cần xuất hóa đơn nên “cứ để yên đấy” là được rồi, đến khi cần có hóa đơn xuất cho khách hàng thì doanh nghiệp mới “tá hỏa” vì chưa làm thủ tục đăng ký thuế hoặc bị đóng mã số thuế đã chạy đến yêu cầu nhờ chúng tôi “cấp cứu gấp!”.
Doanh nghiệp không hiểu rằng, ngay sau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thì trên Hệ thống dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã ghi nhận tình trạng là doanh nghiệp đang hoạt động và Cơ quan thuế địa phương quản lý cũng đã cập nhật tình trạng của doanh nghiệp. Chính vì thế nếu doanh nghiệp không kịp thời triển khai những việc đăng ký thuế tiếp theo thì sẽ bị Cơ quan thuế ghi nhận tình trạng bị trễ tờ khai thuế, phạt chậm nộp thuế (thuế môn bài) và thậm chí là bị đóng mã số thuế của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn trình tự phải làm gì sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Công ty Trường Thuận Đức xin được tóm tắt những bước cơ bản mà doanh nghiệp cần hoàn thành sau đây:
1. Kiểm tra thông tin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khi có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì việc cần làm là doanh nghiệp phải kiểm tra xem thông tin trên giấy có đúng như thông tin đăng ký hay không. Bạn cần phải kiểm tra ngay các thông tin như tên công ty, ngành nghề kinh doanh chính và phụ. Thông tin của người đại diện pháp luật như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp. Khi tất cả những thông tin trên chính xác rồi thì bạn sẽ tiến hành ký nhận, nếu chưa chính xác thì phải yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh làm lại cho bạn, trường hợp nếu lỗi là do bên công ty bạn thì bạn phải tiến hành thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh theo trình tự thông thường là làm thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh có kèm quyết định có chữ ký đóng dấu.
2. Làm thủ tục khắc con dấu và công bố mẫu dấu
Con dấu là vật quan trọng trong các hoạt động giao dịch, chứng thực các giấy tờ của doanh nghiệp. Kết hợp với chữ ký của người đại diện pháp luật, con dấu đã trở thành minh chứng quan trọng chứng minh người giao dịch với bạn là một pháp nhân, chứ không phải là một cá nhân. Hiện nay con dấu đã thông thoáng hơn trước đây rất nhiều, bạn tự khắc dấu sau đó công bố trên công thông tin điện tử. Yêu cầu con dấu chỉ cần đảm bảo được nội dung là tên đầy đủ của doanh nghiệp và mã số thuế là được, hình dạng và màu sắc bạn có thể tùy chọn miễn sao phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy định khác trong việc khắc dấu. Nếu bạn không muốn có sự thay đổi thì có thể tiến hành khắc dấu tròn như bình thường từ trước tới nay.
Sau khi công bố các đối tác của bạn sẽ biết được mẫu dấu mà bạn đã đăng ký như thế nào. Tương tự như vậy bạn có thể kiểm tra xem con dấu trên hợp đồng bạn nhận được có chính xác là con đấu của công ty bạn đang hợp tác hay không. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác nhận tính pháp lý của hợp đồng.
3. Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Việc đăng bố cáo cần được thực hiện trong vòng 30 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hiện nay, bạn bắt buộc phải đăng bố cáo lên công thông tin doanh nghiệp quốc gia và việc đăng tải thông tin này lên sẽ được thực hiện tại sở kế hoạch đầu tư nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp của bạn.
4. Treo bảng hiệu tại trụ sở doanh nghiệp
Việc treo biển không chỉ giúp doanh nghiệp thể hiện được việc chính thức đi vào hoạt động mà nó còn giúp doanh nghiệp chứng minh cho các cơ quan chức năng khi đến kiểm tra biết được là địa điểm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng như trên hồ sơ đăng ký. Nếu doanh nghiệp không thực hiện treo bảng hiệu đúng quy định sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt và bị khóa mã số thuế.
Bảng hiệu không quy định kích cỡ nhưng phải đầy đủ những thông tin sau: Tên Doanh nghiệp, địa chỉ, Mã số Doanh nghiệp.
5. Thông báo góp đủ vốn đến Phòng đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật thì trong vòng 15 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp cam kết góp vốn thì doanh nghiệp phải gửi bản thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh. Nếu như tài sản được góp vốn là quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng sang cho doanh nghiệp.
6. Thực hiện các thủ tục kê khai thuế
Việc kê khai thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập. Chình vì vậy, ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục kê khai tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ khai thuế ban đầu là điều bắt buộc các hồ sơ như tờ khai môn bài, đề nghị đặt in hóa đơn.... Ngoài ra khi đến thời gian khai thuế các quý bạn cũng cần làm các thủ tục như: khai thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
7. Mở tài khoản ngân hàng
Hiện nay việc đóng thuế đã được thực hiện qua ngân hàng do đó bạn cần mở tài khoản ngân hàng ngay sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật thì mọi hoạt động giao dịch của doanh nghiệp từ 20 triệu trở lên phải thực hiện chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và được tính thuế TNDN. Chính vì vậy, việc thực hiện mở tài khoản ngân hàng là công việc cần thiết để doanh nghiệp vừa có thể tiện lợi hơn trong các hoạt động giao dịch với khách hàng và vừa có thể đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Hồ sơ kèm theo khi mở TK ngân hàng:
- 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận ĐKDN”
- 01 bản công chứng CMND người ĐDPL
- 01 bản photo Biên nhận v/v đã đăng tải thông tin đăng ký con dấu
- Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục đồng thời nộp vào tài khoản tối thiểu 3.100.000 VNĐ (Để sau khi trích nộp thuế Môn bài vẫn đảm bảo số dư tài khoản tối thiểu 1.000.000 VNĐ)
8. Phát hành hóa đơn điện tử
Hóa đơn là một phần tất yếu không thể thiếu, nếu muốn phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải lập quyết định áp dụng hóa đơn điện tử, lập thông báo Phát hành hóa đơn điện tử, ký số vào hóa đơn điện tử mẫu.
9. Các nội dung liên quan khác
- Thực hiện mở sổ sách kế toán của doanh nghiệp mình
- Doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động với các thành viên trong doanh nghiệp và tiến hành đóng bảo hiểm khi ký hợp đồng chính thức.
- Doanh nghiệp phải kê khai thuế hàng quý đến cuối năm phải tiến hành quyết toán thuế.
- Doanh nghiệp phải cất giữ cẩn thẩn những giấy tờ của doanh nghiệp tại trụ sở chính.
Trên dây là những thông tin về việc sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì, Công Ty Trường Thuận Đức hy vọng bạn có thể hiểu hơn về các thủ tục khi có ý định thành lập doanh nghiệp. Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn những thông tin cần thiết. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
Nhìn chung, những công việc trên đây đã phần nào giúp các doanh nghiệp có thể giải đáp được là sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn để giải quyết những công việc cần thiết khi mới thành lập.
Rất hân hạnh phục vụ Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn trực tiếp
CÔNG TY TƯ VẤN TRƯỜNG THUẬN ĐỨC
VP: 84/74 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3991 6831 - Zalo: 0919 776 599 - 0917 901 887
Hotline: 0919 776 599 - 0917 901 887
Email: congtytruongthuanduc@gmail.com
Website: tuvantruongthuanduc.vn